Bài 2: Thời gian hưởng chế độ thai sản đối với người lao động
1. Thời gian hưởng chế độ thai sản Căn cứ theo Điều 32, 33, 34,35,36 và 37 Luật BHXH số 58/2014/QH13 của Quốc Hội quy định chi tiết thời gian hưởng chế độ BHTS như sau:
1.1. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
-
Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
-
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
1.2. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
-
10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
-
20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
-
40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
-
50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
1.3. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
Thời gian hưởng chế độ sinh con theo quy định như trong bảng sau:
Điều kiện |
Thời gian nghỉ (*) |
|
Lao động nữ |
Trước và sau khi sinh con |
6 tháng |
Trước khi sinh |
Tối đa không quá 02 tháng |
|
Sinh đôi trở lên |
Tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng |
|
Lao động nam |
|
05 ngày làm việc |
Sinh con phải phẫu thuật/ sinh con dưới 32 tuần tuổi |
07 ngày làm việc |
|
Sinh đôi |
10 ngày làm việc |
|
Sinh ba trở lên |
Cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày |
|
Sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật |
14 ngày làm việc |
Lưu ý:
-
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con;
-
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội;
-
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên đối với người lao động làm việc trong điều kiện trên.
Ngoài ra:
-
Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;
-
Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết và thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng;
-
Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ bảo hiểm thai sản theo quy định của pháp luật.
1.4. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
1.5. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
Khi thực hiện các biện pháp tránh thai người lao động sẽ được hưởng các ngày nghỉ theo quy định.
-
07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
-
15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
Tin tức khác
- Mức trợ cấp khi bị tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp từ 01/7/2024
- Điều kiện hưởng chế độ thai sản 2024 đối với người lao động
- Cảnh báo lừa đảo qua ứng dụng Telegram
- Hiệu quả từ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phường Hoành Bồ
- Hạ Long ra quân tuyên truyền đảm bảo trật tự, an toàn giao thông